Xin chào! Tôi là Nguyễn Quang Cảnh – Sáng lập Đại lý thuế Bắc Ninh
Bạn có thể tự hỏi một chút về cách tôi đến được với bạn ngày hôm nay.
Hãy để tôi kể bạn nghe một câu chuyện ngắn về thời điểm tôi thành lập doanh nghiệp và tuyển dụng nhân sự làm kế toán dịch vụ. Vào khoảng thời gian tôi cố gắng để tuyển dụng sinh viên mới ra trường và đào tạo thành những kế toán giỏi phục vụ cho Công ty. Đến đây chắc bạn hỏi tại sao lại tuyển dụng các bạn SV mới ra trường. Tôi có 3 lý do, Thứ nhất là để tiết kiệm chi phí, thứ hai là muốn tạo cơ hội cho các bạn sinh viên mới ra trường được phát triển công việc kế toán của mình và đặc biệt nếu đào tạo họ gỏi thì tôi sẽ có đội ngũ kế toán giỏi gắn bó lâu dài. Bạn đã hiểu ý của tôi chứ? Thời gian đó tôi đã phải vật lộn với việc đào tạo họ và tôi ngày càng trở nên nản lòng vì những kết quả không như mong muốn. Sau đó điều thực sự tồi tệ đã xảy ra, họ làm sai rất nhiều mà tôi không kiểm soát được. Như bạn có thể tưởng tượng tôi đang trong tình trạng xấu và tuyệt vọng như thế nào. Nhưng tôi chưa sẵn sàng từ bỏ ước mơ của tôi về việc tuyển dụng SV mới ra trường và đào tạo họ trở thành kế toán giỏi. Sau đó, tôi quyết định tìm hiểu nguyên nhân tại sao việc đào tạo của tôi không mang lại hiệu quả, tôi đã phải mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu. Tại thời điểm đó mọi thứ đã thay đổi! Tôi phát hiện ra phương pháp để đào tạo hiệu quả, Bởi vì tôi đã tìm ra phương pháp hiệu quả, Tôi đã có thể đạt được những ước mơ của mình đó là:
– Giúp được các bạn sinh viên mới ra trường có kinh nghiệm nhanh chóng
– Tạo điều kiện các bạn có cơ hội phát triển công việc kế toán của mình
– Tôi có được đội ngũ kế toán giỏi phục vụ Công ty
Bây giờ tôi đã thực hiện được ước mơ của mình là tuyển dụng SV mới ra trường về làm việc cho Công ty và tôi không bao giờ phải lo lắng về nhân sự kế toán lần nữa.
Và dưới đây là trình tự khi tiếp nhận làm dịch vụ cho bất kỳ doanh nghiệp nào chúng tôi đề áp dụng 6 bước sau:
Bước 1: Bạn cần thu thập thông tin doanh nghiệp:
Tên công ty, MST, Người đại diện trước pháp luật, Ngày thành lập, Vốn điều lệ, Ngành nghề kinh doanh, Tài khoản ngân hàng…
Bạn đang đặt câu hỏi tại sao phải làm điều này phải không?
Để tôi giải thích cho bạn hiểu nhé: Những thông tin này giúp bạn hiểu được về lịch sử của công ty. Giúp bạn biết được DN kinh doanh lĩnh vực gì từ đó tổ chức quản lý mã hàng, kho hàng khoa học, giúp bạn biết được lệ phí môn bài phải nộp là bao nhiêu… và nhiều yếu tố khác.
Bước 2: Xây dựng quy trình chuẩn hóa nghiệp vụ
Căn cứ vào BCTC, sổ sách kế toán năm trước đối với DN cũ, Căn cứ vào nghiệp vụ của DN mới. Từ đó liệt kê tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau đó tiến hành:
- Xây dựng hệ thống tài khoản (theo TT 133 hay TT200)
- Ban hành một danh mục các quy chuẩn: Ứng với nghiệp vụ này thì hạch toán như thế này, với bộ chứng từ như thế này, ghi nhận ở thời điểm này và ai là người ghi nhận (Đây được ví như từ điển tra cứu)
Đây là công đoạn vô cùng quan trọng nhưng hầu hết các bạn kế toán đang không làm. Đây là một phần hé mở giúp bạn trả lời câu hỏi tại sao có những kế toán được trả lương lên tới hàng chục triệu đồng mỗi tháng. Tin tôi đi, nó đã giúp tôi làm dịch vụ cho hơn 20 DN chỉ sau 3 năm vào nghề mà vẫn có nhiều thời gian dành cho gia đình. Những kiến thức này ngoài kia không ai chỉ cho bạn có thể họ không thực sự muốn bạn thành công hoặc họ muốn bạn học của họ nhiều hơn. Nhưng tôi muốn các bạn thành công hơn vì tư duy của tôi là Cho đi trước nhận lại sau. Các bạn thành công có nghĩa là tôi cũng thành công.
Bước 3: Xây dựng bộ chứng từ chuẩn cho từng nghiệp vụ
- Nguyên tắc: Ít nhất nhưng phải đủ để chứng minh
- Đã thỏa mãn 3 điều kiện: Hợp lý, Hợp lệ, Hợp pháp chưa?
- Chú ý Hóa đơn chỉ là 1 dạng chứng từ
- Căn cứ để xây dựng bộ chứng từ là quy trình chuẩn hóa nghiệp vụ
Đây là bước tiếp theo sau khi bạn đã chuẩn hóa nghiệp vụ, bước này vô cùng quan trọng vì đối với kế toán thì việc đầy đủ chứng từ để chứng mình cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh là rất quan trọng. Nếu bạn đã hạch toán đúng nhưng bạn không có chứng từ chứng mình thì toàn bộ chi phí của bạn cũng sẽ bị loại ra. Đây cũng là một trong những kỹ năng giúp bạn có thu nhập vài chục triệu mỗi tháng và chúc mừng bạn!
Bước 4: Công cụ làm việc:
Một kỹ năng nữa của một kế toán có thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng đó là phải có kiến thức đủ mạnh về công cụ làm việc:
- Excel: Các bạn cần có ký năng đủ để xử lý công việc hoặc thậm trí có những DN siêu nhỏ bạn phải dùng để ghi chép sổ sách và lên báo cáo.
- Phần mềm kế toán: Phải làm chủ phần mềm kế toán, làm chủ có nghĩa là gì? Không phải chỉ biết nhập như một số lơi đào tạo mà bạn cần phải biết quy trình luôn chuyển số liệu trong đó, khi có sai sót bạn phải biết xử lý nó. Phần mềm kế toán tôi vẫn coi nó như một cỗ máy, và bạn không chỉ là người điều khiển nó bằng cách bấm nút mà bạn còn là những kỹ thuật khi có vấn đề gì bạn phải khắc phục nó. Bạn hiểu ý tôi chứ?
Tại sao ư? Nếu bạn làm chủ những công cụ này sẽ giúp bạn kiểm soát được toàn bộ số liệu kế toán từ đó lên báo cáo chuẩn. Vì vậy việc học 2 công cụ trên là vô cùng quan trọng. Trong Đại lý thuế Bắc Ninh chúng tôi rất trú trọng việc đào tạo phần mềm kế toán cho các bạn.
Bước 5: Tìm hiểu về thuế liên quan đến doanh nghiệp
Điều này vô cùng quan trong đối với những bạn làm kế toán thuế. Nhiều bạn cố gắng học và kiểm soát toàn bộ văn bản chính sách, theo kinh nghiệm của tôi thì việc kiểm soát toàn bộ văn bản chính sách là không cần thiết. Trong Đại lý thuế Bắc Ninh chúng tôi chỉ yêu cầu các bạn lắm được:
- Các loại thuế mà DN phải chịu, thuế suất; Từ đó các bạn cần tập trung vào những nội dung liên quan.
- Khi có thay đổi về chính sách: Chỉ cập nhật những thay đổi có liên quan đến DN.
- Các loại báo cáo phải nộp, thời hạn nộp, nơi nộp
- Theo tôi để bước chân vào lĩnh vực kế toán thuế thì kỹ năng đầu tiên bạn cần thành thao đó là: Làm chủ kiến thức về lập tờ khai thuế GTGT bởi vì bất kỳ DN nào cũng phải lập tờ khai này hàng tháng hoặc hàng quý.
Bước sáu: Kiểm tra, kiểm soát các báo cáo, quyết toán của DN
Hãy tin tôi đi, Quy trình này đã giúp tôi cũng như đồng nghiệp của tôi tại Đại lý thuế Bắc Ninh có thể tiếp cận và làm dịch vụ cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Bạn có biết một đồng nghiệp mới vào có thể kiêm nhiệm được bao nhiêu DN không? Bạn đừng sốc nhé, tối thiểu là 10 DN. Bạn thấy sốc chưa? Nếu bạn làm đúng theo những bước trên tôi tin chắc chắn bạn cũng làm được điều tương tự vì những bạn công sự của tôi không phải là những người có kinh nghiệm mà họ là những bạn SV mới ra trường được hơn 1 năm.
CHÚC BẠN THÀNH CÔNG
Nguyễn Quang Cảnh – Sáng lập Đại lý thuế Bắc Ninh
Website cá nhân: Nguyenquangcanh.com
Website Đại lý thuế: Dailythuebacninh.com
Website học trực tuyến: Hocketoanonline.net